Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Những Thói Quen Xấu Gây Ảnh Hưởng Sức Khỏe

By With Không có nhận xét nào:
1. Ngay sau khi ngủ dậy lập tức ăn sáng

Rất nhiều người có thói quen ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy (khoảng 5h – 6h) và cho rằng làm như vậy sẽ kịp thời bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể sau một giấc ngủ dài.

Tuy nhiên, ăn sáng quá sớm không những không tốt cho cơ thể mà còn gây hại cho đường ruột.
Lời khuyên: Ngay sau khi ngủ dậy nên uống nước để bổ sung lượng nước đã tiêu hóa hết trong giấc ngủ dài, 20 – 30 phút sau ăn sáng là thích hợp. Tốt nhất nên ăn sáng sau 7h sáng để đạt hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cao nhất.
2. Dư thừa chất dinh dưỡng trong bữa sáng

Ngày càng có nhiều người nhận ra sự quan trọng của bữa sáng nên "ưu tiên” chú trọng thái quá cho bữa sáng bằng những thực phẩm giàu protein, nhiệt lượng và lượng mỡ cao như pho mát, hambuger, cánh gà rán hay đồ rán nhiều dầu, mỡ… Tuy nhiên cách làm này chỉ tăng thêm ”gánh nặng” cho cơ quan tiêu hóa mà thôi.
Lời khuyên: Cần nắm rõ nguyên tắc cân bằng cho bữa sáng, chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít mỡ ít đường, hàm lượng xenlulozo( chất xơ) cao như cháo, sữa bò, sữa đậu nành, mỳ, bánh mỳ…và lưu ý không nên ăn quá no.
3. Thức ăn chính là sữa và trứng gà

Sữa và trứng gà làm thức ăn chính thường là lựa chọn của rất nhiều người cho bữa sáng, tuy nhiên cách kết hợp lại không khoa học chút nào.
Những Thói Quen Xấu Làm Ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe
Trứng gà và sữa là hai loại thực phẩm tuy có hàm lượng protein cao nhưng nguồn protein ấy chỉ cung cấp năng lượng phần nào cho hoạt động của các cơ quan riêng lẻ trên cơ thể chứ không thể cung cấp đầy đủ năng lượng cho toàn bộ cơ thể, do vậy ngay sau khi ăn chúng ta đã có cảm giác đói, hoặc cảm giác đầy bụng khó chịu.

Lời khuyên: Thức ăn chủ đạo cho bữa sáng nhất định không thể thiếu, tuy nhiên phải đặc biệt chú trọng vấn đề kết hợp các loại thực phẩm với nhau.

Khi bạn muốn ăn đồng thời cả sữa và trứng nên kết hợp ăn cùng cháo, bánh mỳ, bánh bao…làm thức ăn chính để bổ sung năng lượng. Những loại thực phẩm làm từ ngũ cốc này có thể cung cấp đầy đủ tinh bột cho cơ thể đồng thời có lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa.
1. Bữa sáng với bữa trưa là một
Khi được nghỉ, ngủ dậy muộn, lại lười nấu nướng nên chúng ta thường đi đến các nhà hàng ăn uống cho tiện và thường là chọn các đồ ăn nhanh. Điều đó nghĩa là chúng ta đã gộp bữa ăn sáng và bữa trưa vào làm một.
Các chuyên gia khuyến cáo: Nếu chúng ta có thói quen gộp bữa sáng và bữa trưa lại làm một, khi đó lượng thức ăn trong dạ dày sẽ nhiều hơn so với bình thường. Cái dạ dày của chúng ta sau nửa ngày trống rỗng bỗng nhiên được nạp một lượng thức ăn quá lớn khiến nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn của nó quá nặng nề, rất có thể nó sẽ không đảm nhiệm nổi và khiến chúng ta cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như đau dạ dày, chướng bụng… Sau một khoảng thời gian bị đói lâu như vậy, cơ thể sẽ hấp thụ dinh dưỡng rất “dữ dội”, mà lượng dinh dưỡng trong đồ ăn nhanh hoặc quà vặt luôn không cân bằng, chúng có nhiều thành phần như mỡ cao, đường cao.
2. Ngồi ỳ trong phòng có điều hoà
Ngoài đường người đông đúc, ra khỏi cửa là toát mồ hôi, bởi vậy việc ở lỳ trong nhà bật điều hoà, lên mạng, xem ti vi được nhiều người chọn lựa hơn cả.
Các chuyên gia khuyến cáo: Khi đến cơ quan, chúng ta đã phải ngồi lâu một chỗ để làm việc. Nếu trong ngày nghỉ mà chúng ta cũng dành cả ngày để ngồi, điều này sẽ không có lợi cho đốt sống cổ. Không khí trong phòng điều hoà rất khó lưu thông, nếu bạn ngồi lâu trong môi trường ấy sẽ không tốt cho tim và các mạch máu não. Chúng ta có thể loại bỏ các tạp chất, chất độc ra khỏi cơ thể qua tuyến mồ hôi khi chúng tảơ trong môi trường nóng. Nhưng ở trong môi trường ấm, nóng quá lâu cũng không có lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến cho khả năng thích ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài ngày càng giảm sút.
3. Thức khuya và ngủ nướng
Khi phải đi làm, bình thường cứ 6 hoặc 7 giờ là chúng ta đã thức giấc. Vì thế ngày nghỉ là cơ hội cho chúng ta ngủ nướng, vì không phải đi làm thì ngủ đến 11 giờ trưa cũng chẳng có vấn đề gì.
Những Thói Quen Xấu Gây Ảnh Hưởng Sức Khỏe
http://tuhocvalam.club/hoat-dong/kiem-tien-tren-mang-internet-nguon-thu-nhap-thu-dong-khong-lo-khong-gioi-han.html


7 Thói Quen Của Người Thành Đạt

By With Không có nhận xét nào:
Thói quen 1: Chủ động
Chủ động không chỉ có nghĩa là bước đi đầu tiên. Đó là nhận lãnh trách nhiệm về hành vi của mình (Trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và có sự lựa chọn dựa trên những nguyên tắc và giá trị, hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Người chủ động đại diện cho sự thay đổi, họ lựa chọn không trở thành nạn nhân, hoặc ở vào thể thụ động hoặc đổi lỗi cho người khác. Họ làm điều đó bằng cách phát triển và sử dụng bốn khả năng thiên phú của con người đó là:Nhận thức bản thân, Trí tưởng tượng và ý chí.  Họ quyết định trở thành nguồn lực sáng tạo trong chính cuộc đời mình, đó là quyết định quan trọng nhất mà một người có thể đề ra.
Thói quen 2: Bắt đầu với mục tiêu
Tất cả mọi thứ đều được sáng tạo hai lần-lần đầu tiên bằng tinh thần và lần thứ hai bằng vật chất. Các cá nhân, gia đình, tập thể và tổ chức định hình trong tương lai của mình bằng cách sáng tạo ra một tầm nhìn và mục đích cho bất kỳ công việc nào. Họ không muốn sống ngày qua ngày mà không có mục tiêu rõ ràng. Họ xác định và cam kết với các nguyên tắc,giá trị, các mối quan hệ, và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ.
Thói quen 3: Ưu tiên việc quan trọng
Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là lần sáng tạo thứ hai hoặc sáng tạo bằng vật chất. Đây là lúc bạn tổ chức và hành động xung quanh việc sáng tạo tinh thần(Mục đích, tầm nhìn, giá trị và những ưu tiên quan trọng nhất của bạn).Những việc thứ yếu không được đến trước. Những việc chính yếu không bị xếp lại phía sau. Các cá nhân và tổ chức tập trung vào những gì quan trọng nhất, bất kể nó khó khăn hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho những việc quan trọng nhất nằm ở vị trí quan trọng.
7 Thói Quen Của Người Thành Đạt
Thói quen 4: Tư duy cùng thắng
Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác. Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ (Thắng thua). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc- theo nghĩa "Chúng ta" chứ không phải "tôi". Tư duy cùng thắng thúc đẩy giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng.
Thói quen 5: Hiểu rồi được hiểu
Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gây dựng mối quan hệ. Khi nào người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.
Thói quen 6: Hợp lực
Đồng tâm hiệp lực nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba- không phải là cách của tôi, không phải là cách của bạn, mà là cách thứ 3 tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu và thậm chí tôn trọng sự khắc biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt cơ hội. Những tập thể và gia đình đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, khiến cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những đội nhóm và các mối quan hệ kiểu này phản đối sự cạnh tranh thù địch (1+1=1/2). Họ không chấp nhận sự thỏa hiệp(1+1=1 1/2) Hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1=2). Họ tiến đến sự hợp tác sáng tạo(1+1=3, hoặc hơn).
7 Thói Quen Của Người Thành Đạt

Thói quen 7: Rèn giũa bản thân

Không ngừng rèn luyện là việc liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống: Thể chất, xã hội/tình cảm, tinh thần và tâm hồn. Đó chính là thói quen giúp chúng ta tăng khả năng áp dụng những thói quen hiệu quả khác. Đối với một tổ chức, thói quen 7 nâng cao tầm nhìn, đổi mới, sự cải thiện liên tục, tránh tình trạng quá tải, kiệt quệ và đặt doanh nghiệp vào một lộ trình phát triển mới. Đối với gia đình, nó tăng cường tính hiệu quả trong những hoạt động thường lệ giữa các cá nhân, ví dụ như việc thiết lập truyền thống nuôi dưỡng sự đổi mới trong gia đình.
Tài khoản tình cảm là lối nói ẩn dụ vệ sự tin tưởng trong mối quan hệ. Giống như tài khoản trong ngân hàng, nó là tài khoản mà chúng ta có thể gửi vào và rút ra. Những hành động như nỗ lực thấu hiểu người khác, thể hiện sự quan tâm, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người vắng mặt gia tăng mức độ tin tưởng trong các mối quan hệ, được gọi là ký gửi và tài khoản tình cảm. Trong khi đó, những biểu hiện thiếu thiện chí, không giữ lời, nói xấu người vắng mặt... Làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ, được gọi là rút ra khỏi tài khoản tình cảm.
http://tuhocvalam.club/hoat-dong/kiem-tien-tren-mang-internet-nguon-thu-nhap-thu-dong-khong-lo-khong-gioi-han.html

Phương Pháp Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả

By With Không có nhận xét nào:
Thời gian của mỗi người đều như nhau (chúng ta đều có 24h/ngày) nhưng do đặc thù công việc của từng người nên mỗi chúng ta đều có cách quản lý thời gian khác nhau. Dưới đây là những cách giúp chúng ta quản lý thời gian của mình hiệu quả hơn.

Phương pháp đèn giao thông

Khi tham gia giao thông có 3 loại đèn mà chúng ta thường xuyên nhìn thấy đó là Đèn Xanh, Đèn Đỏ, Đèn Vàng… Đèn vàng là loại đèn báo tín hiệu chúng ta chuẩn bị dừng lại… đèn xanh là đèn báo chúng ta được tự do đi lại… đèn đỏ là bắt buộc chúng ta phải dừng lại.
Liên tưởng tới công việc của chúng ta cũng vậy, khi gặp đèn đỏ nghĩa là có công việc mà chúng ta bắt buộc phải làm. Nghĩa là khi liên tưởng tới đèn đỏ chúng ta bắt buộc phải làm việc đó ngay. Còn đèn Vàng nghĩa là loại công việc mà chúng ta nên làm, chuẩn bị phải làm.
Ví dụ như: Thứ 6 tuần sau chuẩn bị phải làm báo cáo… nghĩa là chúng ta có 1 tuần để chuẩn bị làm báo cáo… Còn đèn xanh nghĩa là công việc không quá quan trọng trong lúc này… và chúng ta có đủ thời gian để làm từng bước một…
===> Buổi sáng khi bắt đầu làm việc chúng ta phải xác định xem công việc nào là đèn đỏ chúng ta làm trước, công việc nào đèn vàng chúng ta chuẩn bị làm, và đèn xanh thì chúng ta có đủ thời gian để xử lý…

Xây dựng thứ tự ưu tiên

Đầu tiên chúng ta phải xây dựng công việc nào là Quan trọng, công việc nào có tính cấp bách. Kế đó chúng ta phải xác định xem công việc nào Quan trọng có mức độ cao, công việc nào quan trọng có mức độ thấp. Công việc nào có tính rất cấp bách cần làm ngay, công việc nào có tính cấp bách có thể làm sau.

Từ đây chúng ta sẽ chia ra các công việc hàng ngày theo loại A B C

  • Loại A: Công việc bạn nên tập trung hoàn thành việc khó và công việc này rất gấp, cần hoàn thành mỗi ngày.
  • Loại B: Công việc hàng ngày phải giải quyết, công việc rất quan trọng nhưng có nhiều thời gian xử lý.
  • Loại C: Công việc nên làm khi có thời gian, công việc này không gấp và ít quan trọng hơn so với các công việc khác.

===> Sơ đồ đánh giá việc nào là loại A B C

Hãy đặt ra câu hỏi việc này có gấp và có quan trọng hay không? Việc này bạn có cần hoàn thành nó ngay hôm nay hoặc có tính quan trọng là hoàn thành GẤP ngay bây giờ ==> công việc này gấp và cần xử lý ngay thì nó sẽ đưa vào loại A (cần xử lý ngay)
Nếu công việc có gấp nhưng tính quan trọng thì bình thường và có thời gian để xử lý ===> mình có thời gian để xử lý vậy nó sẽ được đưa vào công việc loại B
Công việc có phải thường xuyên phải làm hay không? Nó không quá quan trọng và là công việc hàng ngày thì nó sẽ là công việc loại C.

Xây dựng đồ thị thời gian cho công việc của mình

  • Việc rất khẩn cấp và rất quan trọng.
  • Việc quan trọng và ít khẩn cấp.
  • Việc khẩn cấp và ít quan trọng,
  • VIệc ít khẩn cấp và ít quan trọng.

Xây dựng Mục tiêu Smart

Smart = S + M + A + R + T
S = Specitic: Đặt mục tiêu cần có tính cụ thể, phải rõ ràng
M = Measureable: Chúng ta phải đo lường được công việc
A = Achievable: Có tính khả thi, công việc có khả năng đạt được và chúng ta phải xử lý và kiểm soát được vì nếu chúng ta làm 1 công việc quá dài thì nó sẽ khiến chúng ta bị lãng phí thời gian.
R = Result Oriented: Nhắm tới kết quả ==> khi làm phải nhắm tới kết quả mình muốn là gì
T = Time Bound: Công việc nào cũng vậy chúng ta cần có quỹ thời gian hạn định, phải luôn luôn kiểm soát hạn định và kiểm soát giới hạn không để nó vượt quá thời gian của mình. Vì nếu không kiểm soát thời gian thì sẽ gây ảnh hưởng tới các đồng nghiệp và đôi khi gây ảnh hưởng tới công việc chung một cách nghiêm trọng.
===> Khi làm thì cần xử lý theo mục tiêu Smart :)

Cần xây dựng lưới cải thiện năng lực

Xây dựng kế hoạch hoạt động theo 4 tiêu chí: Bắt đầu thực hiện, Thực hiện cách khác, Tiếp tục thực hiện, Ngưng thực hiện.
Bắt đầu thực hiện: Các hoạt động mới hoàn toàn, cần phải thực hiện trong tương lai. Công việc cần thiết rồi và chúng ta cần phải thay đổi và làm luôn.
Thực hiện cách khác: Các hoạt động hiện đang làm, nên được tiến hành theo một cách khác. Luôn suy nghĩ xem làm thế nào để làm một cách khác để tốt hơn :)
Tiếp tục thực hiện: Bất kỳ hoạt động nào hiện nay cần phải tiếp tục tăng cường hoặc cần phải làm một cách thường xuyên hơn.
Ngưng thực hiện: Các hoạt động hiện tại không còn phù hợp theo yêu cầu hoặc đã chuyển giao cho người khác hoặc cần phải tránh. Thường ngày chúng ta có rất nhiều công việc cần làm nhưng chúng ta ko hiểu phải làm nó như thế nào thì chúng ta cần ngưng thực hiện ngay. Nghĩa là ko cần thiết phải làm nữa vì nó ko còn hiệu quả, thậm chí công việc dù chúng ta có làm thì cũng ko có hiệu quả gì :)
===> Cần theo dõi Lưới cải thiện năng lực để quản trị thời một cách hiệu quả hơn.
Phương Pháp Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả
http://tuhocvalam.club/hoat-dong/kiem-tien-tren-mang-internet-nguon-thu-nhap-thu-dong-khong-lo-khong-gioi-han.html

Rèn Luyện Tính Kiên Trì Để Thành Công

By With Không có nhận xét nào:
Kiên trì là khả năng đương đầu với căng thẳng và nghịch cảnh. Đức tính này xuất phát từ niềm tin tuyệt đối vào bản thân, và đồng thời vào một phần vĩ đại tồn tại trong mỗi con người.
1. Tư duy đột phá: Đừng giải quyết vấn đề bằng chính cái tư duy đã tạo ra nó
Người kiên trì không lặp lại sai lầm trong quá khứ. Họ thừa nhận nguyên nhân thất bại và dành thời gian chiêm nghiệm để học hỏi từ chính những sai lầm của mình.
2. Quản lý cảm xúc của mình
Những người có ý chí bền bỉ thường có vẻ ngoài hoạt bát và lạc quan. Họ thường nhắc nhở bản thân rằng khó khăn chỉ mang tính tạm thời, họ đã và sẽ tiếp tục vượt qua các chướng ngại ấy bằng cách tập trung và đề cao những điều mình có thể học được.
3. Hãy gan lì, bền bỉ
Người kiên trì thường đối mặt với nỗi sợ và tự tạo cho mình thái độ thích ứng tốt với hoàn cảnh; nhờ vậy họ có thể tập trung vào các giải pháp, ngay cả trong những thời điểm tồi tệ nhất. Tình hình càng xấu bao nhiêu thì họ càng mạnh mẽ bấy nhiêu
4. Không ngừng phát triển
Khi chúng ta cao lớn hơn các thử thách hay vấn đề của mình, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, dễ thở hơn. Người kiên trì luôn biết cách học hỏi không ngừng để trở nên dũng cảm, can trường hơn. Họ ý thức rất rõ chất lượng cuộc sống của chúng ta không được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài, mà được định hình từ chính các yếu tố bên trong.
5. Luôn sẵn sàng
Người kiên trì giữ mình bận rộn với việc tìm kiểm giải pháp thay vì để cho đầu óc bị tê liệt bởi các ý nghĩ tiêu cực. Họ liên tục lên kế hoạch cho tương lai, thậm chí khi mọi thứ không có chút triển vọng nào.
6. Đứng lên sau thất bại
Thất bại không phải là bị vấp ngã mà là từ chối đứng dậy sau mỗi cú ngã. Người kiên trì có khả năng thích nghi rất tốt với hoàn cảnh và không bao giờ bỏ cuộc
7. Động viên bản thân
Người kiên trì tin vào chính mình. Họ làm việc chăm chỉ và tự khích lệ bản thân bằng các thành quả dù là bé nhất.
8. Hãy hào phóng
Những ai kiên trì luôn dành sự quan tâm của mình cho người khác, bất kể thời cuộc có khó khăn đến chừng nào. Có thể, chính sự quên mình này đã giúp họ khám phá ra sức mạnh tiềm ẩn của bản thân.
9. Chú trọng các mối quan hệ
Người kiên trì rất chú trọng các mối quan hệ của mình. Chính các mối quan hệ thân thiết, bền chặt sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp họ vượt qua khủng hoảng.
10. Nuôi dưỡng mục đích sống
Người kiên trì luôn hướng đến ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Họ suy tư và tự tìm lấy cho mình một mục đích sống rõ ràng, thứ giúp họ nhìn nhận cuộc đời mình từ một góc nhìn rộng lớn hơn.
Để tồn tại trước sóng gió ta cần phải có đức tính kiên trì. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến sự hỗn độn trong cuộc sống , lắng nghe cảm xúc của chính mình và sẵn sàng học hỏi từ những cả thành công lẫn thất bại.
Rèn Luyện Tính Kiên Trì Để Thành Công
http://tuhocvalam.club/hoat-dong/kiem-tien-tren-mang-internet-nguon-thu-nhap-thu-dong-khong-lo-khong-gioi-han.html

Sinh Viên Và Lỗi Lo 3 Từ "Thất"

By With Không có nhận xét nào:
1: Thất Tình
 "Khi một cánh cửa khép lại thì một cánh cửa khác mở ra". Vì vậy đừng quá buồn khi bạn "chia tay", các cơ hội khác thậm chí còn tốt hơn đang chờ đợi bạn. 
Bạn đã mất người ấy. Đó là điều không thể chối cãi. Đừng tìm cách tự an ủi mình rằng: "Rồi một ngày, người ta sẽ quay trở lại" hay dùng mọi biện pháp để níu kéo trong vô vọng. Để vượt qua nỗi đau trước hết bạn phải biết chấp nhận nỗi đau.  
Như đã nói, bạn cứ sùi sụt khóc lóc thả phanh, thậm chí tự cho phép mình làm những điều hơi "điên rồ" như say xỉn, gào thét... (tất nhiên ngoại trừ hành động dại dột). Nhưng cần phải xác định, chuyện đó sẽ chỉ xảy ra trong khoảng thời gian nhất định là 1 tuần, 2 tuần hoặc cùng lắm là một tháng thôi! Khi "hết hạn" buồn đau, hãy gạt nước mắt, tự nhủ: "Như thế là quá đủ! Mình phải đứng dậy bước tiếp thôi!".
Nếu lúc này bạn vẫn nhớ thương người ấy và khó thoát ra khỏi nỗi đau thì nên tự nhắc nhở: "Tại sao mình phải khổ sở nhiều đến vậy? Cứ thế này, người ta sẽ chỉ càng coi thường mình mà thôi". Lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh bản thân sẽ là động lực giúp bạn đứng dậy sau cú vấp ngã tình cảm.
Chỉ cần một đến hai tháng tĩnh dưỡng thôi, không nên triền miên vùi đầu vào những công việc "chỉ riêng mình ta". Giờ bạn phải thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể, năng tụ tập bạn bè, luôn là thành phần nòng cốt trong các "party"...

Rồi sẽ có một ngày bạn giật mình nhận ra: "Ơ, mình quên người đó từ bao giờ không biết!". Lúc này, xin chúc mừng vì bạn đã vượt qua nỗi đau thất tình rồi đó! Việc cuối cùng là chờ một nửa đích thực đến với bạn mà thôi.
Sinh Viên Và Lỗi Lo 3 Từ "Thất"
2: Thất Nghiệp
Theo Bản tin thị trường lao động quý 2/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố, trong quý 2/2016, cả nước có 1,088 triệu người lao động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Con số này đã tăng 16.400 người so với quý 1/2016.
Có 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật bị thất nghiệp, chiếm tới 40%. Trong đó có 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 59.100 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
Cụ thể, chương trình, kiến thức còn quá nặng nề, nghiêng về lý thuyết, thực hành còn hạn chế. Điều này có thể khắc phục bằng cách tăng cường trang thiết bị như kết hợp với nhiều xí nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp. Tăng số lượng thời gian thực tập của học sinh.
Ngoài ra, còn tồn tại một thực tế khác, nguồn nhân lực ở nước ta rất thiếu ở các tỉnh thành, trong khi con người đổ xô về các thành thị.
Tất cả những nguyên nhân trên xuất phát từ việc “trống” hướng nghiệp trong nhà trường. Điều này dẫn đến tâm lý, học sinh không hiểu được sở thích bản thân, nhu cầu xã hội, cứ nghĩ theo đại học mới thành tài. Trong khi đó “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, một người đầu bếp giỏi cũng có thể đi khắp thế giới và thành đạt. Công việc phải đáp đứng được kinh tế và nhu cầu của gia đình, xã hội. Vì vậy, định hướng nghề nghiệp phải được thực hiện từ bậc THCS.
Sinh Viên Và Lỗi Lo 3 Từ "Thất"
3: Thất Bại
Thất bại là trạng thái không đáp ứng được mục tiêuđược mong muốn hoặc dự định, và có thể được xem là trái ngược với thành công. Các thất bại thường để lại các hậu quả không mong muốn, có thể gây thiệt hại về vật chất và tinh thần từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, thất bại được ví như là "mẹ" của thành công và được xem là một trong những bước tiền đề thường thấy cho thành công.
Thất bại có thể được cảm nhận một cách khác biệt phụ thuộc quan điểm của sự đánh giá. Một người chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng của một hoạt động có thể coi nó là một thất bại về kết quả nếu các vấn đề cốt lõi đã không được giải quyết hoặc một nhu cầu cốt lõi không được đáp ứng. Một thất bại cũng có thể là một quá trình theo đó mặc dù các hoạt động cốt lõi thành công, một người vẫn có thể cảm thấy không hài lòng nếu các tiến trình cơ bản được cho là thấp hơn các tiêu chuẩn mong đợi.
Sinh Viên Và Lỗi Lo 3 Từ "Thất"
http://tuhocvalam.club/hoat-dong/kiem-tien-tren-mang-internet-nguon-thu-nhap-thu-dong-khong-lo-khong-gioi-han.html

Bài đăng nổi bật